Tái thiết ngành hồ tiêu Gia Lai: [Bài 1] Vang bóng một thời

Tái thiết ngành hồ tiêu Gia Lai: [Bài 1] Vang bóng một thời

Ngày đăng: 30/10/2024 03:21 PM

Siêu thị vật tư nông nghiệp Mê-kông Xanh tự hào là địa chỉ tin cậy, chuyên cung cấp các loại phân bónthuốc bảo vệ thực vậtthuốc trừ sâu, thuốc dưỡng rễ, thuốc diệt cỏ uy tín và chất lượng. Chúng tôi cam kết mang đến cho bà con nông dân những sản phẩm đã được kiểm định và cấp phép, đảm bảo hiệu quả sử dụng tối ưu.

 

Một thời, hai huyện Chư Sê và Chư Pưh (tỉnh Gia Lai) được biết đến với mỹ danh là 'vương quốc hồ tiêu', với không ít những ông 'vua hồ tiêu' nức tiếng gần xa.

Một thời, cây hồ tiêu giúp nông dân 2 huyện Chư Sê, Chư Pưh (Gia Lai) có thu nhập ngất ngưởng. Ảnh: ĐL. 

Một thời “vàng đen” lên ngôi

Người ta biết đến huyện Chư Sê của tỉnh Gia Lai với cái tên là “vương quốc hồ tiêu”, bởi nơi đây từng được xem là thủ phủ hồ tiêu của Tây Nguyên, và của cả nước. Lý do đơn giản là nơi đây được thiên nhiên biệt đãi cho vùng đất đỏ ba zan bằng phẳng và rộng lớn, thời tiết và khí hậu thì khá phù hợp cho việc phát triển cây hồ tiêu.

Nắm bắt được điều kiện thuận lợi này, nhiều lão nông nơi đây như ông Hai Khả, ông Hoàng Phước Bính... đã bỏ tiền túi, lần mò đến tận vùng Lộc Ninh xa xôi, hoặc xa hơn nữa, để tìm giống tốt, đồng thời học hỏi kinh nghiệm trồng loại cây này. Và từ đó, những dây giống hồ tiêu đầu tiên đã được các ông đem về, cắm trên vùng đất đỏ màu mỡ thuộc hai huyện Chư Sê và Chư Pưh ngày nay.

Ban đầu, nhiều người dân nơi đây không mấy tin tưởng vào loại cây trồng mới này, bởi họ chỉ biết đến loại cây trồng truyền thống, mang lại lợi nhuận cao ngất là cây cà phê. Tuy nhiên, những vườn hồ tiêu cứ dần lên xanh tốt, rồi cũng đến thời kỳ thu hoạch. Vườn hồ tiêu của những người đi tiên phong này đã cho thu nhập cao, có những thời điểm giá hồ tiêu vượt cả giá cà phê. Theo đó, không ít nông dân nơi đây đã có cái nhìn thân thiện hơn với loại cây trồng mới này, mạnh dạn bỏ tiền đầu tư, học hỏi kinh nghiệm để trồng hồ tiêu.

Đến những năm 2010 - 2012, giá hồ tiêu lên khá cao, mang lại nguồn thu lớn cho người trồng tiêu nơi đây. Cho đến những năm 2014 - 2015, khi giá hồ tiêu lập đỉnh 200 - 250 ngàn đồng/kg, hạt tiêu ở Chư Sê, Chư Pưh được ví như là “vàng đen”. Hồ tiêu Chư Sê đã trở thành thương hiệu lớn, có mặt tại 80 quốc gia và vùng lãnh thổ…

Thời điểm này, có không ít những ông “vua hồ tiêu” nơi đây với vài chục ha hồ tiêu mỗi vườn. Những căn biệt thự lộng lẫy đua nhau mọc lên, những chiếc xe hơi sang trọng mỗi sáng lại đưa ông chủ đi thăm vườn…

Tất cả đều đến từ những hạt hồ tiêu bé nhỏ, được mệnh danh là “vàng đen”.

Nỗi buồn ở “vương quốc hồ tiêu”

Thấy nguồn lợi thu về từ những vườn hồ tiêu hấp dẫn, đã có khá nhiều nông dân nơi đây đổ xô vào trồng tiêu, thậm chí họ sẵn sàng phá bỏ những vườn cà phê để thay thế bằng những vườn tiêu rộng lớn. Diện tích hồ tiêu nơi đây, theo đó đã tăng đến chóng mặt.

Theo quy hoạch thì đến năm 2020, diện tích hồ tiêu tại Đắk Lắk chỉ phát triển 16 nghìn ha, Đắk Nông đến năm 2025 là 13 nghìn ha. Riêng Gia Lai, quy hoạch đến năm 2015 là 6 nghìn ha và giữ nguyên diện tích này đến năm 2020. Tuy nhiên thống kê đến cuối tháng 5/2017, diện tích hồ tiêu ở Gia Lai đã lên đến 18 nghìn ha, xếp sau Đắk Nông 30 nghìn ha và Đăk Lăk 25 nghìn ha.

Những vườn tiêu khô cháy sau dịch bệnh bùng phát. Ảnh: ĐL.

Vì ham cái lợi trước mắt, rất nhiều người trồng tiêu bằng mọi cách phát triển diện tích cho loại cây trồng này. Giống được mua trôi nổi không rõ nguồn gốc, kỹ thuật thì mỗi người một kiểu, phân bón hóa học, thuốc bảo vệ thực vật đổ xuống vườn vô tội vạ, những mong có được năng suất cao nhất...

Để rồi, đến những năm 2014 - 2015, khi giá hồ tiêu lập đỉnh 200 - 250 nghìn đồng/kg thì lác đác có những vườn hồ tiêu bắt đầu vàng lá, thối rễ. Căn bệnh mà người ta ví như là bệnh “ung thư hồ tiêu” đã khai tử phần lớn diện tích hồ tiêu ở “vương quốc” này. Ở thời điểm này, những vườn hồ tiêu xanh tốt một thời, giờ chỉ còn lại những thân trụ trơ trọi, những dây tiêu loe hoe khô cháy bám trên thân trụ. Theo đó, xe hơi thì… bốc hơi theo nợ nần, những căn biệt thự dần vắng chủ bởi họ phải bỏ xứ đi làm ăn xa để kiếm tiền trả nợ - cũng là để… trốn nợ.

Những cái trụ gỗ một thời mua với giá 80 - 140 nghìn đồng mỗi trụ, giờ tiêu chết, chỉ bán lại được 15 - 20 nghìn đồng. Ở xã Ia Blang (huyện Chư Sê), gia đình bà Nguyễn Thị Lĩnh bán tháo được 600 trụ gỗ xẻ, nhưng chỉ với giá 15 nghìn đồng mỗi trụ. Bà Lĩnh cho biết: “Gia đình tôi vay ngân hàng gần 500 triệu đồng để trồng 600 trụ tiêu. Từ ngày tiêu chết, trụ gỗ bỏ không biết làm gì, nên tôi đem bán hết để trả nợ ngân hàng".

Những vườn hồ tiêu bạt ngàn ở Chư Sê, Chư Pưh với những hạt “vàng đen” vang bóng một thời, chính thức được khai tử. Còn chăng, chỉ là những nỗi buồn bất tận trước khoản nợ nần quá lớn của những chủ vườn...

Thời điểm hồ tiêu lên ngôi, hầu hết những gia đình trồng tiêu ở Chư Sê, Chư Pưh đã cầm cố đất đai, nhà cửa để vay tiền ngân hàng, với hy vọng đổi đời từ những hạt “vàng đen”. Nhưng sau đó, bà con mới thấm thía bài học là không nghe theo lời khuyến cáo của chính quyền và ngành chức năng.

Đăng Lâm