Thúc đẩy phát triển nông nghiệp sinh thái khu vực Đông Nam Á

Thúc đẩy phát triển nông nghiệp sinh thái khu vực Đông Nam Á

Ngày đăng: 14/11/2024 10:22 AM

Siêu thị vật tư nông nghiệp Mê-kông Xanh tự hào là địa chỉ tin cậy, chuyên cung cấp các loại phân bónthuốc bảo vệ thực vậtthuốc trừ sâu, thuốc dưỡng rễ, thuốc diệt cỏ uy tín và chất lượng. Chúng tôi cam kết mang đến cho bà con nông dân những sản phẩm đã được kiểm định và cấp phép, đảm bảo hiệu quả sử dụng tối ưu.

 

Chuyển đổi sang nông nghiệp sinh thái là hướng đi then chốt nhằm thúc đẩy phát triển bền vững khu vực Đông Nam Á, đảm bảo lợi ích kinh tế và chất lượng cuộc sống.

Cuộc họp quốc gia về chuyển đổi nông nghiệp sinh thái do Liên minh Nông nghiệp sinh thái Đông Nam Á tại Việt Nam (ALiSEA) tổ chức đã diễn ra ngày 13/11. Đây là không gian để các tổ chức thành viên trao đổi kinh nghiệm và kiến thức, cùng nhau tăng cường năng lực chuyên môn nhằm đẩy mạnh quá trình chuyển đổi nông nghiệp sinh thái.

PGS.TS Đào Thế Anh, Phó Giám đốc Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam phát biểu về phát triển nông nghiệp sinh thái và lương thực bền vững. Ảnh. Kiều Chi.

Tại cuộc họp, PGS.TS Đào Thế Anh, Phó Giám đốc Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, Phó Chủ tịch Hội Khoa học Phát triển Nông thôn Việt Nam nhấn mạnh tầm quan trọng của quá trình chuyển đổi sang nông nghiệp sinh thái. Sự hình thành mạng lưới nông nghiệp sinh thái tại Việt Nam là cần thiết để phát triển các mô hình nông nghiệp sinh thái, bao gồm nông nghiệp tuần hoàn, nông nghiệp thích ứng với biến đổi khí hậu và nông - lâm kết hợp".

Để xây dựng nền nông nghiệp sinh thái, bền vững, cần thiết phải có tiếng nói chung cùng sự nghiên cứu và sáng tạo khoa học. Hiện nay, nhiều cơ quan nghiên cứu và doanh nghiệp trong mạng lưới ALiSEA đã đầu tư chất xám tìm kiếm giải pháp và ứng dụng khoa học để thúc đẩy sự phát triển của nông nghiệp sinh thái. Những đóng góp từ mạng lưới ALiSEA đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng chính sách, giúp định hướng và mở rộng quy mô nông nghiệp bền vững tại các địa phương.

“Bộ NN-PTNT cũng thể hiện sự sẵn sàng trong việc lắng nghe và hỗ trợ các sáng kiến lớn nhằm thúc đẩy hoạt động nông nghiệp bền vững trên toàn quốc trong các lĩnh vực chăn nuôi, thủy sản và lâm nghiệp”, TS Đào Thế Anh nói.

Về chính sách, Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển Nông nghiệp Nông thôn đã hỗ trợ các địa phương như Đồng Tháp và Sơn La trong việc xây dựng kế hoạch chuyển đổi nông nghiệp sinh thái ở cấp tỉnh và phát triển hệ thống lương thực, thực phẩm bền vững. Các mô hình chuyển đổi nông nghiệp sinh thái từ dự án ASSET đã được triển khai, giúp địa phương tiếp cận những phương pháp canh tác thân thiện với môi trường và nâng cao hiệu quả kinh tế. 

ALiSEA kêu gọi sự tham gia mạnh mẽ của các bên, tạo điều kiện để những mô hình nông nghiệp sinh thái được triển khai rộng rãi. Ảnh: ALiSEA.

Bà Lucie Reynaud - Điều phối khu vực của ALiSEA cho biết trong 2 năm qua, ALiSEA đã có nhiều kết quả tích cực và mạng lưới đang cùng nhau xây dựng một chiến lược cho những năm tới với kế hoạch hành động năm 2025 nhằm thúc đẩy sự phát triển bền vững của nông nghiệp sinh thái.

Về kế hoạch phát triển và hành động năm 2025, ALiSEA sẽ tập trung vào 4 hợp phần chiến lược chính gồm nâng cao năng lực thông qua các chương trình đào tạo và cơ chế mở rộng; giúp các bên liên quan từ nhà sản xuất đến nhà phân phối tích cực tham gia vào quá trình phát triển nông nghiệp sinh thái; truyền thông tới người tiêu dùng, qua đó thúc đẩy nhận thức và ủng hộ cho nông nghiệp sinh thái thông qua các phương tiện truyền thông đại chúng, xây dựng chiến lược thu hút sự quan tâm của báo chí; đánh giá nhu cầu đào tạo và xây dựng mạng lưới kết nối cho thế hệ trẻ với các hoạt động khảo sát nhu cầu của nông dân và thanh niên, đồng thời tạo cơ hội trao đổi giữa các tổ chức trong mạng lưới nông nghiệp sinh thái ở Việt Nam và khu vực; cuối cùng là xây dựng đối thoại chính sách thúc đẩy chuyển giao kiến thức và hỗ trợ đào tạo trong nông nghiệp sinh thái.

ALiSEA kêu gọi sự tham gia mạnh mẽ của các bên, tạo điều kiện để những mô hình nông nghiệp sinh thái được triển khai rộng rãi. Những nỗ lực từ mạng lưới không chỉ góp phần cải thiện môi trường mà còn mang lại lợi ích kinh tế cho nông dân, khuyến khích phát triển các phương thức sản xuất an toàn và thân thiện với môi trường, góp phần thúc đẩy nền nông nghiệp bền vững của khu vực.

Kiều Chi