Vườn bưởi tăng 20% sản lượng, quả đẹp, ngọt ngon, chi phí giảm nhờ kiến vàng

Vườn bưởi tăng 20% sản lượng, quả đẹp, ngọt ngon, chi phí giảm nhờ kiến vàng

Ngày đăng: 20/11/2024 08:38 AM

Siêu thị vật tư nông nghiệp Mê-kông Xanh tự hào là địa chỉ tin cậy, chuyên cung cấp các loại phân bónthuốc bảo vệ thực vậtthuốc trừ sâu, thuốc dưỡng rễ, thuốc diệt cỏ uy tín và chất lượng. Chúng tôi cam kết mang đến cho bà con nông dân những sản phẩm đã được kiểm định và cấp phép, đảm bảo hiệu quả sử dụng tối ưu.

 

THANH HÓA - Từ khi nhân nuôi kiến vàng, vườn bưởi của anh Mão rất sạch sinh vật gây hại, không còn phải phun thuốc bảo vệ thực vật, năng suất bưởi tăng, mẫu mã quả đẹp, ngon.

Tăng sức khỏe cho đất dốc: [Bài 1] 'Trải thảm xanh' trên đất đồi

Người xem cỏ dại là bạn

Những 'vệ sĩ tí hon' bảo vệ vườn cam ở Cao Phong

Nuôi kiến vàng để tiêu diệt sinh vật gây hại vườn bưởi

 

Trên thị trường hiện nay, nhu cầu tiêu dùng trái cây ngon và an toàn, được canh tác theo hướng hữu cơ ngày càng lớn. Điều này đặt ra thách thức không nhỏ cho nông dân trong việc áp dụng các biện pháp phòng trừ sâu bệnh hiệu quả nhưng không ảnh hưởng đến sức khỏe cây trồng và chất lượng sản phẩm sau thu hoạch.

Một trong các biện pháp đang được nhiều nông dân Thanh Hóa áp dụng để bảo vệ cây trồng, nâng cao năng suất chất lượng sản phẩm đó là nuôi kiến vàng để khống chế một số loài sâu hại. 

Vườn bưởi của anh Mão trĩu quả nhờ có "vệ sỹ" kiến vàng. Ảnh: Quốc Toản.

Anh Trịnh Đình Mão (sinh năm 1987 ở thôn Trịnh Xá 1, xã Yên Ninh, huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa) còn khá trẻ nhưng được xếp vào hàng đại điền ở Thanh Hóa. Ngoài 10ha lúa, anh Mão còn sở hữu vườn bưởi Diễn rộng 1,5ha đang thời kỳ cho thu hoạch.

Cũng như nhiều nông dân trong xã, trước đây, anh Mão chủ yếu sử dụng phân hóa học để chăm bón cây trồng. Anh Mão nhẩm tính: “Mỗi năm gia đình tôi mất khoảng 30 triệu đồng để mua phân bón và vật tư đầu vào để chăm sóc vườn bưởi. Ngoài ra, việc dùng hóa chất độc hại cũng có nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe con người, môi trường và chất lượng sản phẩm". 

Đầu năm 2024, anh Mão phối hợp với Trung tâm Bảo vệ thực vật vùng khu IV (Cục Bảo vệ thực vật) và Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Yên Định (Thanh Hóa) triển khai mô hình nhân nuôi và sử dụng kiến vàng phòng chống sinh vật gây hại trên cây bưởi. Theo chủ vườn, đây là mô hình không mới, nhưng để đạt được hiệu quả, nông dân phải thực hiện đúng quy trình, kỹ thuật chăm sóc kiến nhằm đảm bảo số lượng đàn trong vườn.

Sau thời gian gây nuôi, vườn bưởi của anh Mão hiện có hàng trăm tổ kiến vàng, ước tính cả triệu con. Các cây bưởi được kết nối với nhau bằng dây nhựa mỏng để kiến tiện di chuyển qua lại. Trong vườn, anh Mão sử dụng nhiều vỏ nhựa có chứa thức ăn và đặt trên thân cây (ruột gà, đầu cá…) để kiến bổ sung dinh dưỡng. Đặc biệt, đối với bưởi rụng, anh Mão cắt bỏ phần vỏ ngoài, để dưới gốc để kiến bổ sung nước khi cần thiết, phần khác anh ủ làm phân hữu cơ để bón cho cây trồng.

“Loài kiến vàng rất dễ nuôi, không tốn nhiều thời gian, công sức, chi phí chăm sóc, nhưng người nuôi phải hiểu được tập tính của loài này. Ví dụ không nên cho kiến ăn quá nhiều, tránh hiện tượng kiến no, lười săn mồi. Hoặc nếu không bổ sung thức ăn đầy đủ thì kiến sẽ bỏ đi và người nuôi mất thời gian để tái đàn”, anh Mão lưu ý.

Mô hình nhân nuôi và sử dụng kiến vàng phòng chống sinh vật gây hại trên cây bưởi đang cho thấy hiệu quả rõ rệt, góp phần tăng năng suất, chất lượng cây ăn quả.

Sau thời gian thử nghiệm nuôi kiến vàng trong vườn bưởi, anh Mão nhận thấy loài thiên địch có lợi này có thể tiêu diệt được nhiều sinh vật gây hại như bọ xít, rầy mềm, sâu vẽ bùa, rệp sáp, kiến hôi… Vì vậy, trên cây bưởi có kiến vàng sinh sống gần như không có sâu bọ gây hại.

Bên cạnh đó, khi nuôi kiến vàng nông dân không phải dùng đến các loại thuốc bảo vệ thực vật, không tốn công xịt thuốc. Điều này giúp cân bằng hệ sinh thái, bảo vệ môi trường, giảm chi phí đầu tư. 

“Trước đây vườn bưởi của gia đình thường bị côn trùng gây hại làm rụng quả non hoặc quả chậm lớn. Sau khi thực hiện cách làm này, vườn bưởi ít rụng quả hơn vì kiến vàng khống chế và tiêu diệt được côn trùng gây hại. Ngoài ra, kiến vàng còn giúp nông dân cảnh báo hiện tượng cây trồng thiếu nước để bổ sung kịp thời”, anh Mão cho hay. 

Kiến vàng trở thành "vệ sỹ" quan trọng cho cây ăn quả có múi. Ảnh: Quốc Toản.

Anh Mão lưu ý, quá trình thực hiện mô hình nông dân tuyệt đối không sử dụng hóa chất, thuốc bảo vệ thực vật để tránh hao hụt đàn và ảnh hưởng tới sức khỏe của kiến vàng.

Cũng theo anh Mão, nuôi kiến vàng trong vườn chỉ có nhược điểm duy nhất đó là khi thu hoạch hơi vất vả vì nếu không cẩn thận là bị kiến cắn. “Nếu không mặc đồ bảo hộ an toàn sẽ bị kiến cắn rất đau. Do đó trước khi thu hoạch, cần tưới lượng nước vừa đủ vào tổ kiến để hạn chế chúng ra bên ngoài”. 

Nhờ được triển khai bài bản việc nuôi kiến vàng trong vườn bưởi, đến nay, mô hình đã mang lại lợi ích kép, vừa giúp vườn bưởi của gia đình anh Mão cho quả tăng độ ngọt do không bị côn trùng tấn công, vừa giúp cây phát triển tốt. Dự kiến vụ bưởi năm nay, anh Mão thu hoạch khoảng 10 tấn bưởi, sản lượng đạt cao hơn 20% so với năm 2023. Với vườn bưởi 1,5ha cùng 10ha lúa, mỗi năm gia đình anh Mão thu nhập khoảng 300 triệu đồng sau khi trừ chi phí.

Quốc Toản