Thay đổi công nghệ để nâng cao chất lượng chè xuất khẩu

Thay đổi công nghệ để nâng cao chất lượng chè xuất khẩu

Ngày đăng: 22/11/2024 12:40 PM

Siêu thị vật tư nông nghiệp Mê-kông Xanh tự hào là địa chỉ tin cậy, chuyên cung cấp các loại phân bónthuốc bảo vệ thực vậtthuốc trừ sâu, thuốc dưỡng rễ, thuốc diệt cỏ uy tín và chất lượng. Chúng tôi cam kết mang đến cho bà con nông dân những sản phẩm đã được kiểm định và cấp phép, đảm bảo hiệu quả sử dụng tối ưu.

 

Làm sao thoát ‘bẫy giá rẻ’ cho chè xuất khẩu?

Tầm quan trọng của giống đối với ngành chè Việt Nam và thế giới

Đầu tư đồng bộ vào công nghệ, quy trình và thương hiệu, ngành chè Việt Nam có thể tăng khả năng cạnh tranh và khẳng định vị thế trên thị trường quốc tế.

Để nâng cao giá trị sản phẩm, ngành chè cần cải tiến công nghệ chế biến, nhằm đáp ứng các tiêu chuẩn khắt khe của thị trường quốc tế và tăng khả năng cạnh tranh.

Việt Nam hiện đứng thứ 5 thế giới về xuất khẩu chè, cung cấp sản phẩm cho hơn 100 quốc gia. Tuy nhiên, giá chè Việt Nam chưa bằng 70% so với giá trung bình toàn cầu. Một phần nguyên nhân đến từ chất lượng chế biến chưa cao và sự phụ thuộc vào xuất khẩu chè thô.

Phần lớn các cơ sở chế biến chè tại Việt Nam vẫn dựa vào công nghệ cũ, thiết bị lạc hậu, và phương pháp sản xuất thủ công. Các sản phẩm chủ yếu tập trung vào chè đen và chè xanh, với tỷ lệ chế biến sâu còn thấp.

Muốn tăng sức cạnh tranh, ngành chè phải nâng cao công nghệ chế biến chè xuất khẩu.

Theo ông Nguyễn Văn Toàn, nguyên Viện trưởng Viện Khoa học Kỹ thuật Nông lâm nghiệp miền núi phía Bắc, "nếu tiếp tục chế biến bằng các phương pháp cũ, thủ công, Việt Nam sẽ khó đáp ứng được yêu cầu của các thị trường cao cấp"

Thêm vào đó, sản xuất chè hiện tại thiếu liên kết chặt chẽ giữa vùng nguyên liệu, nông dân và doanh nghiệp. Điều này dẫn đến chất lượng sản phẩm không đồng đều và khó đáp ứng các tiêu chuẩn an toàn thực phẩm quốc tế.

Công nghệ hiện đại cho phép giảm thiểu dư lượng thuốc bảo vệ thực vật và tăng cường kiểm soát chất lượng, giúp chè Việt Nam đáp ứng tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP và các quy chuẩn quốc tế khác.

Việc áp dụng công nghệ tự động hóa trong các giai đoạn chế biến, như sao chè, sấy khô và đóng gói, giúp đảm bảo nhiệt độ và thời gian xử lý chính xác, từ đó duy trì hương vị và chất lượng đồng đều.

Công nghệ chế biến sâu giúp tạo ra các sản phẩm chè túi lọc, chè hương vị và chè cao cấp như chè ô long, tăng giá trị xuất khẩu và nâng tầm thương hiệu chè Việt.

Nâng cao công nghệ sản xuất chè

Ông Đoàn Anh Tuân, Giám đốc Công ty TNHH Thế Hệ Mới.

Tại diễn đàn "Kết nối sản xuất và tiêu thụ chè chất lượng cao", ông Đoàn Anh Tuân, Giám đốc Công ty TNHH Thế Hệ Mới cho rằng, trong giai đoạn hiện nay, người sản xuất, chế biến và thương mại chè cần thay đổi về tư duy.

Là đơn vị xuất khẩu chè lớn của cả nước, doanh nghiệp của ông Tuân hiện tập trung vào việc nâng cao giá trị gia tăng. Đồng thời, đầu tư trang thiết bị, nâng cao công nghệ sản xuất túi lọc, đảm bảo công nghệ sản xuất chất lượng cao nhất. Đặc biệt là nói không với các chất BVTV không được phép.

Song hành với đầu tư công nghệ, Giám đốc Tuân dự kiến sẽ phát triển các sản phẩm như du lịch sinh thái tại các vùng trồng chè. Ông tin rằng, Việt Nam có nhiều sản phẩm độc đáo như chè sen được ướp độc đáo và tinh tế, đủ khả năng đưa lên tầm quốc bảo với giá trị cao hơn.

Tại Diễn đàn, các chuyên gia, nhà khoa học và chủ doanh nghiệp cùng đồng quan điểm là cần trang bị thiết bị chế biến tiên tiến để tự động hóa các công đoạn, từ thu hoạch, sao chè đến đóng gói. Các nhà máy cần áp dụng công nghệ tích hợp như điều chỉnh nhiệt độ, thời gian và độ ẩm để tối ưu hóa quy trình sản xuất.

Công nghệ sinh học giúp chọn lọc và cải thiện giống chè, tăng hàm lượng polyphenol và axit amin, từ đó nâng cao chất lượng sản phẩm. Đây là bước đi cần thiết để cạnh tranh với các quốc gia xuất khẩu hàng đầu như Trung Quốc, Ấn Độ, và Sri Lanka.

Ngoài ra, việc thiết lập mối liên kết chặt chẽ giữa nông dân và doanh nghiệp, tạo ra vùng nguyên liệu ổn định, đảm bảo chất lượng từ khâu sản xuất đến chế biến cũng rất quan trọng trong chuỗi tạo ra sản phẩm chè xuất khẩu.

Áp dụng các quy trình sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP và kiểm soát dư lượng thuốc bảo vệ thực vật sẽ giúp chè Việt Nam tiếp cận các thị trường cao cấp như EU, Mỹ, và Nhật Bản.

Diễn đàn "Kết nối sản xuất và tiêu thụ chè chất lượng cao" vừa diễn ra tại Viện KHKT Nông lâm nghiệp Miền núi phía Bắc (NOMAFSI), ở xã Phú Hộ, thị xã Phú Thọ, tỉnh Phú Thọ.

Những công nghệ giúp nâng cao chất lượng sản phẩm chè

Đầu tư vào dây chuyền công nghệ chế biến sâu giúp nâng cao giá trị gia tăng của sản phẩm chè. Công nghệ này bao gồm các quy trình như lên men, sấy khô, và đóng gói hiện đại, lá chè được xử lý nhiệt nhanh bằng cách hấp hoặc sao trên chảo nóng để vô hiệu hóa enzym, ngăn chặn quá trình oxy hóa.

Hệ thống tự động hóa để kiểm soát chất lượng và tăng hiệu suất sản xuất giúp giảm thiểu sai sót và đảm bảo sản phẩm đạt tiêu chuẩn cao nhất.

Áp dụng hệ thống quản lý chất lượng toàn diện như ISO 22000, HACCP để đảm bảo an toàn thực phẩm và chất lượng sản phẩm.

Ứng dụng công nghệ số trong quản lý và sản xuất, như sử dụng phần mềm quản lý sản xuất, hệ thống theo dõi và truy xuất nguồn gốc sản phẩm.

Cải tiến công nghệ sản xuất là chìa khóa để chè Việt Nam nâng cao giá trị và chất lượng xuất khẩu. Việc đầu tư vào công nghệ hiện đại, kết hợp với xây dựng chuỗi giá trị bền vững và tăng cường kiểm soát chất lượng, không chỉ giúp chè Việt thoát khỏi "bẫy giá rẻ" mà còn khẳng định vị thế trên thị trường quốc tế. Đây là cơ hội để ngành chè Việt Nam bứt phá và trở thành niềm tự hào của nền nông nghiệp quốc gia.

 Sưu tầm